Hiển thị tất cả 7 kết quả


Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và vấn đề môi trường

Chăn nuôi là ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta, mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể đồng thời cũng giải quyết vấn đề về việc làm cho người dân. Theo Cục Chăn nuôi, trong năm 2020, tổng đàn lợn đạt 26,17 triệu con; tổng số bò 5,87 triệu con; tổng số gia cầm khoảng 496 triệu con; tổng số trâu đạt 2,41 triệu con , tăng trưởng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2019. Theo đó, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 20 triệu tấn, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1,2 tỷ USD. Cùng với ngành chăn nuôi, lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi có xu hướng phát triển, mở rộng quy mô.

Ngành chăn nuôi tại Việt Nam có những bước tăng trưởng mạnh mẽ nhưng đi kèm với đó là nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi tăng lên

Sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm nhiều lĩnh vực, từ việc trồng và thu hoạch lương thực cho đến khâu bảo quản nguyên liệu và cuối cùng là chế biến sản phẩm. Trong từng giai đoạn này, các sản phẩm phụ sinh ra trở thành nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng, cần có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo tính phát triển bền vững theo tiêu chí của Nhà nước. Riêng trong bước chế biến thức ăn chăn nuôi, các hoạt động như xay vỏ, xay bột, xử lý nhiệt tạo ra lượng lớn bụi và mùi. Sự tích tụ bụi trong không gian kín làm tăng nguy cơ nổ bụi cũng như ô nhiễm không khí. Sấy ngũ cốc là một quá trình nhiệt, trong đó nước được loại bỏ khỏi các mặt hàng ẩm ướt đã được làm sạch trước (ngũ cốc, ngô, gạo thô (thóc), lúa miến, v.v.) bằng cách bay hơi. Rõ ràng, một đầy đủ cung cấp của nhiệt là điều cần thiết nhưng quá trình này cũng tạo ra các hạt bụi từ thô đến mịn. Bên cạnh đó, các chất vô cơ như: amoniac, hidro sunfua và các chất hữu cơ như: thuốc bảo vệ thực vật, dung môi hữu cơ cũng được sử dụng và tồn tại trong môi trường.

Trong nhiều giai đoạn của quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi, chất ô nhiễm được tạo ra gây hại cho môi trường

Thực trạng ô nhiễm không khí tại các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam

Theo cuộc khảo sát được thực hiện tại Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Newhope tại Hải Phòng nằm trong Đề án tốt nghiệp của sinh viên Lê Thị Phương thuộc trường Đại học Dân lập Hải Phòng, trong tất cả các quy trình từ nạp nguyên liệu cho đến tạo hạt- tạo thành sản phẩm, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đều gây ô nhiễm môi trường với thành phần cơ bản là bụi. Mặc dù đã có các phương pháp xử lý nhưng chất độc hại từ trong nhà máy vẫn có thể xâm lấn và lan tỏa ra bầu không khí xung quanh.

Sơ đồ quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi tại nhà máy Newhope -Hải Phòng trong Đề án tốt nghiệp của sinh viên Lê Thị Phương

Ở một ví dụ khác, trên kênh VOV.vn đã phản ánh tình trạng Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Japfa Comfeed đã xả các chất gây ô nhiễm chưa qua xử lý ra môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân sống tại thôn Đông Tân, xã Đông Hà (Đức Linh, Bình Thuận). Khói và bụi là 2 yếu tố chính tại khu vực này. Rõ ràng, việc kiểm soát, xử lý chất thải từ các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Cần có các chính sách quản lý mạnh mẽ hơn từ các cơ quan chức năng cũng như ý thức bảo vệ môi trường cao hơn từ phía doanh nghiệp.

Máy lọc tính điện- Giải pháp xử lý khí thải hiện đại, mở ra hướng đi mới trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi

Có nhiều giải pháp khác nhau đã được áp dụng để xử lý khí thải ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong đó, lọc tĩnh điện kết hợp ozone là phương pháp hiện đại, mang lại hiệu quả cao hơn cả. Nếu như máy lọc tĩnh điện sử dụng môi trường điện trường để loại bỏ bụi và khói thì ozone giúp loại bỏ các hợp chất hữu cơ, khử khuẩn, khử mùi dòng khí thải. Công nghệ lọc tĩnh điện và ozone đã được ứng dụng trong lĩnh vực xử lý khí thải ngành thức ăn chăn nuôi trên thế giới từ nhiều năm trước đây, tuy nhiên, tại Việt Nam, chúng mới được áp dụng nhưng hiệu quả xử lý của hệ thống này đã chứng minh được tính hữu ích của chúng.

Máy lọc tĩnh điện Nion được ứng dụng trong xử lý khí thải công nghiệp

Nion Việt Nam là đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp máy lọc tĩnh điện và máy tạo ozon tại Việt Nam. Sau nhiều năm hoạt động, công nghệ trên từng thiết bị của Nion được cải tiến không ngừng, tối ưu hóa chi phí sử dụng nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất làm sạch. Nion nhận khảo sát, lên phương án và thi công tại mọt khu vực trong nhà nước, tất cả các sản phẩm được bảo hành 12 tháng và hỗ trợ tối đa trong quá trình vận chuyển, lắp đặt. Khách hàng quan tâm về sản phẩm có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 0982.593.115 để được hỗ trợ.
0982.593.115