Nguồn phát sinh nước thải y tế
Trong quá trình hoạt động, các bệnh viện phòng khám tạo ra nguồn nước thải vô cùng nhiều. Cũng như các loại nước thải khác thì nước thải ngành y cũng có nhiều tạp chất đặc biệt mang mầm bệnh lớn, khả năng lây nhiễm cao cho con người và môi trường xung quanh.
Các hoạt động trong bệnh viện phòng khám đều phát sinh nước thải, và có thể phân loại thành 2 nguồn chính như sau:
– Nước thải sinh hoạt: từ các hoạt động vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ, hoạt động vệ sinh phòng ốc của các bệnh nhân, cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân
– Nước thải y tế: từ các hoạt động khám chữa bệnh, tiểu phẫu, phẫu thuật, xét nghiệm, dịch tiết, máu, mủ, các bộ phận loại bỏ của cơ thể, vệ sinh dụng cụ y khoa,…
Chính vì những mối nguy hại của nước thải y tế mà việc xử lý nước thải y tế trước khi thải ra môi trường là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng
Các thành phần chính của nước thải y tế bao gồm:
– Các chất hữu cơ
– Các chất rắn lơ lửng
– Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm…
– Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh
– Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.
Chính vì những mối nguy hại của nước thải y tế mà việc xử lý nước thải y tế trước khi thải ra môi trường là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng
Thuyết minh mô hinh Ứng dụng công nghệ ozone vào việc xử lý nước thải y tế
Bước 1: Nước thải từ các nguồn chảy vào hố thu gom, tại hố ngày có các song chắn rác để ngăn những tạp chất gây cản trở cho các công trình phía sau. Sau đó phần nước sẽ được đưa về bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào trạm xử lý.
Bước 2: Nước sau khi đi qua bể điều hòa sẽ được bơm đẩy đến bể sinh học hiếu khí, ở đây có lắp đặt các đĩa thổi khí nhằm cung cấp khí cho quá trình phân hủy sinh học bằng vi sinh vật hiếu khí. Vi sinh vật sẽ sử dụng oxy, chất nền BOD và chất dinh dưỡng N, P để phân hủy các hợp chất hữu cơ của chất thải
Bước 3: Sau khi qua bể sinh học hiếu khí, nước sẽ được đưa qua bể lắng sinh học, nhằm loại bỏ các cặn lơ lửng trong nước, lắng các bông bùn hoạt tính tạo ra từ bể sinh học hiếu khí. Bùn sau khi qua bể lắng sẽ được tuần hoàn một phần về bể sinh học hiếu khí, còn lại được bơm về bể chứa bùn để xử lý bùn. Nước sạch trên bề mặt lắng được thu lại thông qua các máng tràn răng cưa.
Bước 4: Nước sau lắng được thu về trong bể trung gian, nhằm ổn định lưu lượng, nồng độ của nước trước khi qua lọc. Nước sau khi đi qua các lớp vật liệu lọc sẽ được khử trùng
Bước 5: Tại bước khử trùng sẽ được ứng dụng công nghệ ozone để xử lý: mùi, màu và các vi khuẩn, nấm sinh vật có hại trong phần nước thải cuối cùng trước khi thải ra ngoài môi trường
Công nghệ ozone vài năm trước đây hoàn toàn mới mẻ tuy nhiên trên thế giới ở những nước phát triển, ozone được ứng dụng rất nhiều trong đời sống và sản xuất đặc biệt ngành xử lý nước thải nói chung và việc xử lý nước thải y tế nói riêng. Hiện nay các bệnh viện lớn, hoặc các phòng khám lớn đã ứng dụng ozone vào trong quá trình xử lý nước thải để đảm bảo nguồn nước thải ra ngoài môi trường đạt chuẩn. Vì sao ozone được ứng dụng nhiều trong việc xử lý nước, mời quý bạn đọc => Click tại đây