Tác Hại Của Mùi Sơn Móng Tay

Sơn móng tay là một công cụ làm đẹp không thể thiếu của nhiều chị em phụ nữ. Bởi vậy mà có rất nhiều các tiệm Nail ra đời để giúp chị em làm đẹp hơn cho những chiếc móng tay, móng chân. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại nghiên cứu và cho rằng các chất hóa học có trong sơn móng tay rất có hại cho sức khỏe của con người, bằng cách tác động trực tiếp hay qua đường hô hấp, những chất này gây ra những căn bệnh khác nhau cho người sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Các nghiên cứu liên quan đến tác hại của sơn móng tay

Trên thế giới đã có không ít các công trình nghiên cứu về tác hại của sơn móng tay. Điển hình là nghiên cứu được thực hiện bởi trường Đại học Duke và các Nhóm hoạt động vì môi trường (EWG) tại Hoa Kỳ. Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả đã tìm thấy hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào trong máu chỉ sau 2 giờ sử dụng. Một nghiên cứu khác của EWG’s Skin Deep cho thấy hầu hết các loại sơn móng tay đều chứa rất nhiều các hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến về đề sức sản của con người.

Hầu hết các loại sơn móng tay đều chứa những chất có hại cho sức khỏe

Trong sơn móng tay có chứa nhiều chất độc hại

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, trong sơn móng tay có chứa nhiều chất độc hại, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những ảnh hưởng xấu cho người sử dụng hay tiếp xúc thường xuyên. Cụ thể như sau:

  1. Chất Aceton

Aceton (C3H6O) còn được gọi là Dimethyl formaldehyde, Dimethyl ketone, Finger nail polish removers, Rubber cement. Chất này có chứa nhiều trong không khí, nước uống, ruộng đất, tuy nhiên, chúng không tích tụ lâu mà được chuyển hóa nên không gây hại. Khi có mặt trong sơn móng tay, chất này kết hợp với các chất khác như hydogen peroxide, chloroform thì trở thành có hại. Khi aceton thâm nhập vào trong cơ thể con người thông qua hệ hô hấp. Nếu lượng chất này quá nhỏ sẽ được gan biến hóa thành các sản phẩm vô hại nhưng khi lượng chất quá nhiều sẽ không được thải hết ra ngoài mà tồn đọng lại trong cơ thể, khiến nồng độ acid của máu lên cao, gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe như: ói mửa, ngất xỉu, ói ra máu, giảm huyết áp, khó thở, nhịp thở chậm, ngứa phế quản; gây cay mắt, tổn thương giác mạc, đục giác mạc, kích thích niêm mạc mũi, sưng niêm mạc họng.

Aceton khi tích tụ trong cơ thể có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe
Aceton khi tích tụ trong cơ thể có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe
  1. Chất methyl methacrylate monomer (MMA)

Chất methyl methacrylate monomer xuất hiện nhiều trong sơn móng tay, xi măng trám răng, bộ phận cơ thể giả, keo dán móng tay nhựa. Chất này có mùi trái cây, nồng. Theo nghiên cứu, khi hít phải bụi hoặc hơi của khí này, chúng sẽ gây viêm da, chảy nước mắt, nước mũi, kích thích niêm mạc họng, gây chóng mặt, tay run rẩy, cảm giác ở đầu ngón tay lâm châm như kim chích. Với phụ nữ mang thai, khi hít phải chất này, chúng gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi.

  1. Chất ethyl methacrylate

Chất ethyl methacrylate cũng là một chất có trong sơn móng tay. Chất này có công thức hóa học là C6H10O2. Đây là một chất độc hại, khi tiếp xúc quá lâu sẽ gây ra những tác hại như dị ứng mắt,  giác mạc bị đỏ ngứa, mắt sưng, chảy nước mắt; da dễ bị kích ứng, ngứa, nổi mề đay. Nếu nhiễm lâu, da sẽ trở nên khô, nứt, viêm đỏ, người hít phải khí sẽ thấy khó thở, nặng ngực, choáng váng, chóng mặt, rối loạn các cử động, mệt mỏi.

Chất methyl methacrylate monomer có trong sơn móng tay gây kích ứng với mắt và nhiều bộ phận khác
Chất methyl methacrylate monomer có trong sơn móng tay gây kích ứng với mắt và nhiều bộ phận khác
  1. Các hóa chất khác

Ngoài các hóa chất trên, người ta còn tìm thấy những hóa chất khác có trong sơn móng tay như Acetonitrile, Benzen, Benzoil peroxide, Camphor, DN-butylphthalate, Ethyl acetate, Formaldehyde, … Đây đều là những chất độc hại, có thể gây nguy hiểm cho con người. Cụ thể như sau:

  • Acetonitrile (C2H3N): Đây được biết đến là dạng của dung môi hữu cơ có thể gây kích thích mũi, niêm mạc họng gây nhức đầu, đau bụng, ói mửa; khó thở, nặng ngực; rối loạn nhịp tim; lên cơn động kinh; bất tỉnh.
  • Benzen (C6H6): Chất hóa học này luôn được khuyến cáo là gây nguy hiểm cho con người khi hít phải chúng. Khi đó, cơ thể bị rối loạn hô hấp, đỏ da, giảm chức năng thần kinh, ung thư máu.
  • Benzoil peroxide (C14H10O4): Chất hóa học này được tìm thấy trong bột đắp móng. Khi hít mùi hoặc tiếp xúc trực tiếp, con người sẽ bị dị ứng da, kích thích đường hô hấp, ho, đau họng khi hít nhiều.
  • Camphor (C10H16), DN-butylphthalate: Đây là 2 chất được tìm thấy trong thuốc làm bóng, có thể gây viêm da, kích thích mũi, mắt, họng.
  • Ethyl acetate (C4H8O2): Chất hóa học này được dùng để làm bóng và keo gắn móng tay. Khi hít phải chúng, con người có thể bị ngứa mũi, chảy nước mắt, viêm họng, viêm da với nồng độ cao, có thể gây tổn thương gan và thận.
  • Formaldehyde (CH2O): Đây là chất làm bóng móng tay, khi hít phải chúng, Formaldehyde có thể gây dị ứng da, hen suyễn, làm chảy nước mắt, nước mũi …
Cần sử dụng các thiết bị bảo hộ, thiết bị khử mùi, khử độc khi thường xuyên tiếp xúc với sơn móng tay
Cần sử dụng các thiết bị bảo hộ, thiết bị khử mùi, khử độc khi thường xuyên tiếp xúc với sơn móng tay

Như vậy, sơn móng tay là một chất độc hại, có thể gây ra nhiều vấn đề cho những người thường xuyên sử dụng và tiếp xúc với chúng. Do đó, mặc dù việc sơn móng tay, móng chân sẽ giúp chị em phụ nữ thêm phần quyến rũ, nữ tính nhưng chúng lại là tác nhân gây hại cho sức khỏe. Để hạn chế những ảnh hưởng của mùi sơn móng tay, người dùng có thể đeo khẩu trang, sử dụng sáp thơm, hay máy khử mùi, …

 

0982.593.115