Trong số các dòng công nghệ khử mùi đang có mặt trên thị trường hiện nay, công nghệ nano là một công nghệ xuất hiện từ lâu và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. So với công nghệ nano, công nghệ ozone còn khá non trẻ và mới chỉ bắt đầu được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận. Vậy giữa công nghệ nano và công nghệ ozon, chúng có những điểm giống và khác nhau như thế nào trong việc khử mùi? Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn tìm câu trả lời cho vấn đề này.
Công nghệ nano là gì?
Nano không phải là một chất hóa học mà nó là một đơn vị để chỉ kích thước rất nhỏ (1 phần tỷ mét) của các chất khác nhau. Công nghệ khử mùi nano thực chất là việc tạo ra những hạt có kích thước nano (nm) để phá vỡ cấu trúc phân tử gây mùi, vi khuẩn, virus, … tồn tại trong không khí.
Công nghệ ozone là gì?
Công nghệ ozone là công nghệ tạo ra khí ozone (O3) để chúng thực hiện các phản ứng oxy hóa – khử, nhằm phá vỡ cấu trúc của các vi khuẩn, virus, chất gây mùi và tạo thành những chất mới, kết quả là những mùi khó chịu trong không khí sẽ không còn.
Sự giống nhau giữa công nghệ nano và công nghệ ozone
Xét về điểm giống, giữa công nghệ nano và công nghệ ozone, có thể thấy 2 công nghệ này có những điểm chung như sau:
- Nguyên lý hoạt động: Cùng tạo ra những chất hóa học khác nhau để phá vỡ cấu trúc phân tử của chất gây mùi, vi khuẩn, virus, …
- Ứng dụng rộng rãi: Có thể khử mùi không khí và trên bề mặt sản phẩm ở nhiều lĩnh vực khác như như y tế, đời sống, công nghiệp, …
- Diệt khuẩn hiệu quả: Có thể tiêu diệt được một lượng vi khuẩn đáng kể (99%) trong một thời gian ngắn.
Điểm khác biệt của công nghệ nano và công nghệ ozone
Về sự khác biệt của công nghệ nano và công nghệ ozone, có thể thấy một số điểm sau:
- Tính chất: Nếu như công nghệ ozon sản xuất ra khí ozone (O3) để diệt khuẩn thì công nghệ nano có thể là sự góp mặt của một hoặc nhiều phân tử khác nhau như công nghệ nano bạc, công nghệ nano Titanium, …
- Lợi ích đi kèm: Trong quá trình sử dụng công nghệ khử mùi nano, môi trường không khí tương đối khô do các chất tạo ra kết hợp với hơi nước còn công nghệ ozone lại cung cấp thêm oxy cho không gian, tạo nên sự thông thoáng.
- Nhược điểm: Khi sử dụng công nghệ khử mùi nano, mức độ diệt khuẩn càng cao thì con người càng phải đối mặt với những tác hại do các chất này gây ra. Chẳng hạn với công nghệ nano bạc, khi lượng chất này được tăng cường trong không gian, chúng sẽ dễ dàng tiêu diệt vi khuẩn và chất gây mùi nhưng song hành với nó là việc con người phải chịu những tác hại do bạc (Ag) gây ra. Đối với công nghệ ozon, mặc dù khi ozone (O3) ra ngoài môi trường sẽ nhanh chóng phân tách thành oxy và ion âm (nguyên tử O) nhưng nếu hít trực tiếp loại khí này, hệ hô hấp của con người sẽ bị ảnh hưởng, nếu lượng khí này quá nhiều, có thể gây ngộ độc cho người dùng.
Như vậy, giữa công nghệ nano và công nghệ ozon, chúng có những điểm giống nhau và khác nhau để tiêu diệt mùi, virus, vi khuẩn trong không khí cũng như trong nhiều môi trường khác nhau. Mặc dù vậy, bản thân những công nghệ này lại tồn tại những hạn chế nhất định, đòi hỏi người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ thông tin cũng như sử dụng đúng cách để đạt được hiệu quả như mong muốn. Từ đó để lựa chọn được sản phẩm máy ozone hay thiết bị công nghệ nano phù hợp nhất!