Quy trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, ở  Việt Nam hiện nay có gần 1000 đô thị nhưng vấn đề xử lý nước thải lại không đạt yêu cầu khi chỉ có 15% được xử lý trước khi thải ra môi trường điều này đồng nghĩa với việc có 85% còn lại không được xử lý. Chưa kể đến vấn đề, hệ thống xử lý nước thải độ thị đạt tiêu chuẩn hay không. Vấn đề được đặt ra khiến các nhà chức trách cũng như doanh nghiệp phải xây dựng giải pháp, nâng cấp cũng như trang bị hệ thống xử lý nước thải, khắc phục thực trạng về ô nhiễm nước hiện nay.

Trong bài viết này, Nion sẽ cùng bạn đọc bàn thảo sâu hơn về quy trình xử lý nước thải cũng như sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, công nghệ cao, đang được nhiều nơi trên thế giới áp dụng.

Tiêu chuẩn về hệ thống xử lý nước thải

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân, doanh nghiệp. Việc áp dụng phương pháp tiên bộ, xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn là điều đặc biệt cần thiết. Chúng ta hiểu rằng, sự góp sức của nhiều cá nhân sẽ làm nên một thành công lớn. Tại Việt Nam cũng như những quốc gia khác, các quy chuẩn quy định về hệ thống xử lý nước thải nói chung và xử lý nước thải đô thị nói riêng cũng đã được ban hành.

Hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cần được xây dựng kịp thời để giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường

Quy định về hệ thống xử lý nước thải tại Việt Nam

Ở Việt Nam, nhiều quy định liên quan đến xử lý nước thải đã được ban hành, có sự sửa đổi và bổ sung qua nhiều năm. Cụ thể như sau:

– TCVN 5945 : 2010 Nước thải công nghiệp – tiêu chuẩn thải (thay thế cho TCVN 5945:2005): Tiêu chuẩn TCVN 5945:2010 quy định giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ,… kể cả nước thải của các nhà máy xử lý nước thải tập trung (gọi chung là “nước thải công nghiệp”). Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp khi thải vào các thủy vực có mục đích sử dụng nước cho sinh hoạt, thủy vực có các mục đích sử dụng nước với yêu cầu chất lượng nước thấp hơn hoặc vào các nơi tiếp nhận thải khác. Các giá trị giới hạn của thông số và nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải khi đổ vào thủy vực cũng được công bổ đầy đủ.

– QCVN 14 : 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

– QCVN 28 : 2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế

– QCVN 40 : 2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệ

– QCVN 12 – MT : 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy

– QCVN 13 – MT : 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm

– QCVN 01 – MT : 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên

– QCVN 29 : 2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu

– QCVN 62 – MT : 2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi

Quy chuẩn về hệ thống xử lý nước thải trên thế giới

Không chỉ ở Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang đẩy mạnh quy trình xử lý khí thải. Để hệ thống xử lý đạt kết quả tốt nhất, các quy chuẩn cũng được ban hành.

  • Tại Mỹ, ngay từ năm 1972, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật kiểm soát ô nhiễm nước liên bang (còn gọi là Đạo luật nước sạch) để bảo vệ các vùng biển của Hoa Kỳ. Thông qua luật này, EPA Hoa Kỳ và các cơ quan nhà nước tương ứng được giao trách nhiệm điều chỉnh các hoạt động đe dọa nguồn nước của quốc gia.
  • Tại Anh, một bộ luật liên quan đến nước thải cũng đã được ban hành với các quy định chặt chẽ, Cơ quan Môi trường thường sẽ chấp nhận PE của WWTW do các công ty cấp nước ước tính cho mục đích báo cáo Ofwat.
  • Tại châu Âu, các nước EU đã thiết lập hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải với sự hỗ trợ tài chính của EU. Mức độ tuân thủ Chỉ thị ở mức cao trên khắp EU, với 98% nước thải được thu gom và 92% được xử lý đạt yêu cầu, theo phạm vi bao phủ hiện tại của chỉ thị.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải

Một hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cần có sự kết hợp giữa nhiều thiết bị và công nghệ khác nhau. Do đó, sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cũng có sự khác biệt dựa trên các quy định địa phương. Dưới đây là sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cơ bản, được nhiều doanh nghiệp áp dụng:

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công nghiệp

Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải

Có sự khác biệt trong sơ đồ công nghệ xử lý nước thải ứng dụng trong loại nước thải cũng như công nghệ khác nhau nhưng quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải là tương tự nhau. Dưới đây là một quy trình vận hành cơ bản mà bạn đọc có thể tham khảo:

1. Kiểm tra hệ thống điện: Kiểm tra, tính toán và điều chỉnh các chỉ số liên quan đến dòng điện

2. Kiểm tra hóa chất: Tính toán và bổ sung lượng hóa chất cần thiết vào trong hệ thống

3. Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả vận hành của các máy móc; kịp thời khắc phục các sự cố nếu có

4. Kiểm tra thông số các bể xử lý: Đo nồng độ bùn, chỉ số pH cũng như kiểm tra nồng độ oxy hóa tan, lượng bùn dư trong bể

5. Kiểm tra chất lượng nước: Tùy thuộc vào tiêu chuẩn đầu ra quy định mà chọn các thông số để kiểm định chất lượng nước định kỳ theo tháng, hoặc quý như pH, DO, NH3, Coliform, BOD, COD,… từ đó đưa ra phương án vận hành thay thế phù hợp nếu chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn

6. Báo cáo kết quả

0982.593.115