Sơn gỗ hay còn gọi là Vec-ni thường được dùng để phun lên trên bề mặt gỗ, giúp sản phẩm không bị mối, mọt, cũng như nâng cao tính thẩm mỹ cho những bộ bàn, ghế, tủ, kệ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà loại sơn này lại mang lại, chúng cũng tồn tại những mối nguy hại cho người sử dụng mà không phải ai cũng biết. Để người dùng có thêm những thông tin về tác hại của vec-ni và có cách phòng ngừa hiệu quả, bài viết dưới đây cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này.
Các thành phần có trong vec-ni
Theo TS. Đặng Chí Hiền – trưởng phòng thí nghiệm Công nghệ Hóa Dược phẩm, Viện Công nghệ hóa học (VAST), để tạo được véc-ni, người ta thường trộn bột màu với các chất tạo màng, dung môi và một số chất phụ gia sau đó sử dụng súng phun hoặc cọ sơn để phết lên trên bề mặt. Kết quả phân tích cho thấy trong sơn gỗ có rất nhiều chất hóa học khác nhau bao gồm cả vô cơ và hữu cơ như: các chất polyme, nhựa alkyd, nhựa epoxy, nhựa vinyl, nhựa acrylate, nhựa PU, Benzen, Butyl acetate, toluene, xylene, Methanol, Ethyl acetate, Butyl Cellosove, các chất sắt (Fe), Crom (Cr), kẽm (Zn), chì các loại oxit, … Đây đều là những chất hóa học, gây hại cho sức khỏe của con người.
Tác hại của sơn vec-ni với sức khỏe con người
Với các chất tồn tại trong vec-ni, chúng được đánh giá là những chất độc hại. Khi loại sơn này được phun ra cũng như khô đi và bay hơi, các bác sĩ cho rằng chúng sẽ gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người như:
Kích ứng mắt: Các chất hóa học có trong vec-ni đều là những chất gây hại, không tốt cho sức khỏe của con người. Do đó, nếu trong quá trình sử dụng loại sơn này mà không có đồ bảo hộ, mắt tiếp xúc trực tiếp với các hạt sơn, chúng sẽ lưu lại tại mắt và xâm nhập dần vào các bộ phận bên trong từ đó gây ra những căn bệnh liên quan.
Các bệnh về mũi, họng: Trong quá trình sử dụng, các hạt sơn bay trong không khí và dễ dàng tiếp xúc với con người. Với những hạt lớn, chúng sẽ bị giữ lại ở mũi nhưng những hạt nhỏ sẽ đi sâu vào trong phế quản, tiểu phế quản từ dó gây ra các bệnh về mũi và họng như: viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm xoang, viêm phổi, …
Góp phần làm tăng nguy cơ bị ung thư: Các chất hóa học hữu cơ có trong sơn gỗ như Butyl acetate, toluene, xylene, benzen, Methanol, Ethyl acetate, Butyl Cellosove, … được đánh giá là những chất rất độc hại, chỉ cần một lượng nhỏ những hạt chất này đi vào cơ thể cũng có thể tác động đến các cơ quan khác nhau, làm quá trình sản sinh tế bào bị rối loạn, các tế bào cũ già đi nhuwg không chết trong khi các tế bào mới vẫn liên tục sinh sôi, dẫn đến tình trạng thừa tế bào và tạo thành các khối u.
Hệ thần kinh bị ảnh hưởng: trong sơn gỗ có rất nhiều các chất hóa học hữu cơ ảnh hưởng không tốt cho hệ thần kinh của con người đặc biệt là Benzen. Khi hít phải những chất này thường xuyên, chúng sẽ làm tổn thương hệ thần kinh của con người, từ đó gây ra nhiều căn bệnh khác nhau.
Bệnh dị ứng da, phát ban: Chì cùng một số chất khác tồn tại trong sơn gỗ sẽ theo máu đến các cơ quan của cơ thể trong đó có gan và thận. Gan và thận là 2 bộ phận lọc chất độc và đảo thải ra bên ngoài nên khi chúng không thể thực hiện chức năng của mình, cơ thể sẽ tích tụ chất độc và gây ra các bệnh về dị ứng da, phát ban. Nếu lượng chì hấp thụ vào cơ thể tiếp tục tăng sẽ dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm khác cho 2 cơ quan nội tạng này.
Gây vô sinh: Benzen và những chất hóa học hữu cơ, kim loại nặng có trong vec-ni cũng có thể làm teo buồng trứng, gây vô sinh ở cả nam và nữ. Nếu phụ nữ mang thai thường xuyên hít phải những chất này sẽ dẫn đến thiếu máu, từ đó làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Cách khử mùi sơn vec-ni
Rõ ràng, viec-ni là một loại sơn độc hại, không thân thiện với con người, khi ngửi phải mùi sơn này ở nồng độ cao, con người có thể cảm thấy khó thở hoặc đau đầu, việc tiếp xúc thường xuyên sẽ gây ra những mối nguy hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, trong quá trình phun hoặc khi mùi sơn gỗ vẫn còn tồn tại trong phòng, người dùng nên sử dụng các đồ bảo hộ đồng thời áp dụng các biện pháp để khử mùi sơn. Bạn đọc có thể tham khảo một số phương pháp khử mùi sơn gỗ dưới đây để nhanh chóng loại bỏ những mùi gây hại trong nhà:Máy khử mùi ozon: Những chiếc máy này có thể khử các chất hóa học độc hại hay những dung môi hữu cơ bằng việc tạo ra các ion âm (nguyên tử O) để chúng đi liên kết, phá vỡ cấu trúc của những chất gây hại và tạo thành những chất mới mà không còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, những chiếc máy này còn cung cấp thêm oxy mới cho căn phòng, giúp người dùng thoải mái hơn.Máy khủ mùi công nghệ nano: Cũng giống như máy khử mùi ozon, máy khử mùi bằng công nghệ nano tạo ra các hạt nano để làm vỡ cấu trúc của các phân tử gây mùi, các chất hóa học tồn tại trong sơn gỗ để tạo thành những chất mới, đồng thời loại bỏ những chất gây hại.Than hoạt tính: Sử dụng than hoạt tính có thể giúp hấp thụ một lượng lớn các chất gây hại tồn tại trong không khí, từ đó giảm thiểu các bệnh mà con người có thể gặp phải.Các phương pháp tự nhiên: Một số phương pháp tự nhiên được nhiều người áp dụng khi trong nhà có mùi vec-ni đó là vỏ cam, bưởi, chanh tươi, chè khô hay giấm.Tuy nhiên, những phương pháp này không thể tiêu diệt mùi một cách hiệu quả khi mùi sơn gỗ có nồng độ rất lớn.Trên đây là một số thông tin về các chất có trong sơn gỗ và những tác hại cũng như cách ngăn ngừa những chất này làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Hi vọng rằng những thông tin này là hữu ích đối với bạn đọc, từ đó cùng các bạn cảnh giác với những nguy cơ mà loại sơn này có thể gây ra để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người khác trong gia đình.