Tại các nước tiên tiến như Mỹ, Hàn Quốc và Ấn Độ,…, máy ozone được dùng phổ biến trong việc xử lý các nguồn nước: nước thải, nước uống, nước sinh hoạt, nước nuôi thủy hải sản,….Tuy nhiên tại Việt nam việc ứng dụng công nghệ ozone chưa nhiều đặc biệt là trong việc xử lý nước chăn nuôi thủy sản như tôm cá.
Tôm được nuôi rất nhiều tại các đầm của các tỉnh ở Việt Nam. Thời gian nuôi ngắn và giá trị kinh tế cao là nhưng yếu tố để tôm là vật nuôi cực kì được ưa chuộng. Tuy nhiên cũng như các loại vật nuôi thủy hải sản khác thì tôm cũng cần có một môi trường sống sạch, đảm bảo để sinh trưởng và phát triển.
Vì sao máy ozone được ưa chuộng ở nước ngoài trong việc xử lý nước nuôi tôm
- Loại bỏ hoàn toàn các virus, vi khuẩn có trong nước gây bệnh cho tôm
- Khử mùi và màu nước cực tốt, khử mùi các chất hữu cơ lên men hôi thối như thức ăn dư thừa của tôm và mùi tanh của vật nuôi
- Giúp nước tăng cường nồng độ oxy, khi đó nguồn nước nuôi tôm sẽ không còn bị ô nhiễm nữa
- Đảm bảo nguồn nước luôn sạch, tốc độ sinh trưởng của tôm cũng được rút ngắn và cải thiện rất nhiều
- Tăng hiệu suất sử dụng thức ăn của tôm nuôi;
- Đảm bảo nồng độ PH của nước đảm bảo đủ điều kiện cho tôm phát triển tốt nhất
- Hạn chế thay nước, giúp tránh rủi ro do mầm bệnh từ ngoài đưa vào;
- Giúp giảm lượng khí NH3, H2S dưới đáy ao và gia tăng lượng khí ôxy hòa tan, giúp tôm nhanh lớn hơn, sinh trưởng tốt hơn
- Giúp giảm thiểu sử dụng hóa chất hay các chế phẩm khác.
Áp dụng công nghệ ozone trong quá trình nuôi tôm giống
Trước đây, nguồn nước trước khi thả ấu trùng tôm được xử lý bằng Chlorine thì nay với công nghệ ozone mới thì một số nơi đã dùng ozone để thay thế Chlorine và chỉ sử dung Chlorine để làm nước đục lắng nhanh việc này sẽ giúp rút ngắn quá trình xử lý nước bằng ozone. Sau khi nước được xử lý bằng ozone ( đạt đến ngưỡng 1-2ppm nồng độ ozone trong nước) thì nước được để nửa giờ nữa cho ozone phân hủy thành oxy hết thì mới bắt đầu thả ấu trùng vào. Nước nuôi ấu trùng phải được xử lý tuần hoàn định kì 8h/lần, mỗi lần 2 tiếng để tránh sự phát sinh vi khuẩn trở lại gây ảnh hưởng đến sự phát triển sinh trưởng của ấu trùng tôm
Ngoài phương trên thì Ozone còn ứng dụng xử lý nước bể đang ương ấu trùng bằng cách, kết hợp Ozone với bộ tách đạm trong hệ thống tuần hoàn và xử lý định kỳ 1–2 ngày/lần trực tiếp vào bể ương ấu trùng. Mục đích duy trì chất lượng nước nhờ khả năng ôxy hóa các chất thải của tôm và thức ăn dư thừa trong bể ương đồng thời hạn chế sự phát triển của mầm bệnh.
Áp dụng công nghệ ozone trong quá trình nuôi tôm thịt
Cũng là nước nuôi tôm nhưng cách xử lý nước nuôi tôm giống và tôm thịt hoàn toàn khác nhau.Xử lý nước ao nuôi tôm thịt có thể tiến hành một cách có hiệu quả bằng cách đưa khí O3 vào đường hút khí của máy thổi Ventury dùng trong ao tôm (còn gọi là máy ôxy nhủi hay máy hỏa tiễn). Nguyên tắc chung là phải tạo bọt khí ozone càng nhỏ càng tốt để tăng hiệu quả tiếp xúc và lơ lửng trong nước.
Tại Thái Lan, một số thử nghiệm ban đầu cho thấy khi sục ozone vào ao nuôi tôm biển ở mức 0,1 – 2 ppm trong khoảng thời gian 18 giờ/ngày, sẽ làm giảm tổng số vi khuẩn, giảm hàm lượng khí độc NO2- và NO3- trong nước ao và tăng trọng của tôm nuôi tỷ lệ thuận với liều lượng ozone sục vào ao.
Tuy nhiên ozone nếu ứng dụng xử lý nước nuôi tôm thịt thì chỉ nên dùng cho quy mô công nghiệp, còn quy mô thâm canh thì phải dùng loại máy ozone có công suất rất cao, điều đó có nghĩa là chi phí giá thành rất cao
Nion Việt Nam là đơn vị chuyên sản xuất máy ozone công nghiệp xử lý nước nuôi trồng thủy hải sản, Quý bạn đọc đang có nhu cầu mua tư vấn giải pháp xử lý nước nuôi tôm giống tôm thịt quy mô công nghiệp xin vui lòng liên hệ hotline: 024.777.888.99 để kĩ thuật tư vấn chính xác loại máy theo nhu cầu của Quý bạn đọc